Vì một thế giới lao động an toàn hơn - For a safer world of work

Hotline : 0915621539

Địa chỉ : 488/17/10 Lê Trọng Tấn, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, TP.Hồ Chí Minh

TIÊU CHUẨN EN388:2016 là các tiêu chuẩn bảo vệ về cơ học giúp kiểm tra khả năng bảo vệ của sản phẩm bảo hộ qua các bài test riêng biệt.

TIÊU CHUẨN EN388:2016

TIÊU CHUẨN EN388:2016 là các tiêu chuẩn bảo vệ về cơ học giúp kiểm tra khả năng bảo vệ của sản phẩm bảo hộ qua các bài test riêng biệt và thể hiện với 4 tiêu chí lần lượt:

Chống mài mòn (Abrasion)

Dựa trên số vòng quay (Cycle) chà xát đủ để mài rách chiếc găng tay. Lưu ý là chà xát bằng giấy nhám theo quy chuẩn và dưới một lực quy chuẩn. Chỉ số bảo vệ trên được chia bằng thang đo 4 cấp độ dựa vào số lượt mài cho đến khi làm rách được chiếc găng tay. Dĩ nhiên chỉ số này càng cao, tức là càng cần nhiều lần chà xát mới làm rách được chiếc găng thì găng tay càng tốt.

Chống cắt (Blade cut)

Dựa trên số lần cắt cho đến khi cắt đứt rách được sản phẩm dưới tốc độ cố định. Chỉ số bảo vệ này được chia theo thang đo 5 cấp độ. Ví dụ, trong cuộc kiểm tra tiêu chuẩn chống cắt, Găng chống cắt Shield của Safety Jogger chịu được ít nhất 20 lát cắt trước khi rách và được xếp vào mức bảo vệ cấp độ 5 (Cấp độ cao nhất). Và cũng tương tự Abrasion, Chỉ số chống cắt càng cao, đôi tay bạn càng được bảo vệ an toàn. 

Chống xé rách (Tear Resistance)

Dựa trên lực kéo tối đa cho đến khi xé rách được sản phẩm. Thang đo cho chỉ số chống xé rách gồm 4 cấp độ. Mức chịu lực tối đa cho thang đo này lên đến 75 N (Newton).

Chống đâm xuyên (Puncture Resistance)

Dựa trên lực đâm tối đa cho đến khi xuyên thủng được sản phẩm. Thang đo 4 cấp độ bảo vệ. Mức chịu lực cấp độ 4 lên đến 150N (Newton).

Thay vì dao lam cắt thẳng, TIÊU CHUẨN EN 388:2016 sử dụng một lưỡi dao tròn xoay. Và thay vì thay đổi lượng lực tác động, nó vẫn giữ nguyên lực (500 gram hoặc 1,1 pound) và đếm số lần lưỡi dao cắt qua găng tay tại cùng một điểm chính xác mà không bị rách. Ví dụ: lưỡi dao đi qua tại một điểm năm lần thì rách là găng tay chống cắt cấp 3. Để đạt găng tay chống cắt cấp 5 thì găng tay phải chịu được ít nhất 20 lần lưỡi dao đi qua.

Ngày càng có nhiều chất liệu sợi chống cắt có cấp độ bền cao được phát triển, nên phương pháp test cũ COUPE TEST EN388 6.2 đã không còn phù hợp.

Phương pháp test mới EN ISO 13997 cho ra kết quả đánh giá chất liệu găng một cách toàn diện hơn và được cho là có mô phỏng gần nhất với tình huống / sự cố bị cắt tay trong môi trường làm việc thực tế.

Ở một số sản phẩm có thể có chữ “X” thay thế cho kí tự. Nếu kí tự này được thay thế bằng chữ “X” thì nghĩa là thử nghiệm đó không được thực hiện hoặc không được áp dụng.

Ở 4 ký tự đầu tiên, kí tự nào hiển thị “0” thì thử nghiệm đó không đủ khả năng đáp ứng được cấp độ 1.

Thử nghiệm va đập (Ký hiệu bằng chữ P ở cuối mã) thường được sử dụng cho găng tay được thiết kế đặc biệt cho công việc liên quan đến nguy cơ va đập và độ rung động cao.

TIÊU CHUẨN EN 388:2016 có khả năng giúp cho người lao động lựa chọn được sản phẩm găng tay bảo hộ lao động nào có mức độ bảo vệ phù hợp với những tác nhân gây hại và những rủi ro cơ học trong môi trường làm việc của họ.

Kiểm tra độ bền cắt EN ISO 13997

Phương pháp EN ISO 13997 sử dụng một lưỡi thẳng được kéo qua một mảnh vải nhỏ đến khi cắt ngang qua mẫu thử.

Độ bền cắt được biểu thị bằng lực cắt cần thiết tác dụng lên lưỡi dao có độ chuẩn xác để cắt đứt vật liệu khi di chuyển lưỡi dao một khoảng 20mm. Giá trị của lực cắt có thể sử dụng để phân loại vật liệu.

Vật liệu Lực cắt (N) Ứng dụng
Da 754 2,3 Làm vườn, ngành nghề hàn, cắt
Vinyl 590 3,5 Chế biến thực phẩm, Y tế, Phòng thí nghiệm, Spa làm đẹp
Bông 545 5,9 Sản xuất linh kiện điện tử, thiết bị điện, làm vườn
Aramid 688 11 Dùng làm vải buồm, dây thừng, dây cáp, vỏ động cơ phản lực
Polyetylen 581 20,5 Dùng trong chế biến thực phẩm, giặt đồ, làm bếp, làm vệ sinh